- Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Cay, bình.
- Quảng Tây dược thực đồ chí: Vị cay hơi tanh, tính bình, không độc.
- Tạp chí thuốc TP Nam Ninh: ngọt,bình, không độc.
- Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương: Tính bình, vị cay hơi đắng, không độc.
- Sổ tay Trung thảo dược thường dùng - Bộ đội Quảng Châu: Vị đắng, mát.
- Công dụng và chủ trị -
Thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, cầm máu, ngừng đau.
Trị thổ huyết, chảy máu mũi, huyết lâm, xích lỵ, hòang đản, yết hầu đau nhức, phế ung, đinh nhọt, tràng nhạc, nhọt độc, ung thư sưng, trật đả đao thương, vết thương rắn cắn.
- Nam kinh dân gian dược thảo: Phá huyết thông kinh.
- Quảng Tây dược thực đồ chí: Tiêu viêm, tán , cầm máu ứ. Trị thương tổn do trật đả, huyết lỵ.
- Tạp chí thuốc TP Nam Ninh: Tiêu sưng, ngừng đau. Trị trật đả, vết thương do dao, ung nhọt.
- Tuyền châu bản thảo: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tán ứ, hành khí, lợi thủy, thông lạc, phá ứ, ngừng đau. Uống trong chủ huyết lâm, thổ huyết, chảy máu mũi; Dùng ngòai trị vết thương rắn độc cắn, ung nhọt, đinh sang, vô danh thũng độc.
- Sổ tay Trung thảo dược thường dùng - Bộ đội Quảng Châu: Thanh nhiệt giải độc. Trị ung thư thấy được hiệu quả cải thiện triệu chứng; viêm ruột thừa, viêm gan.
- Sổ tay điều trị thảo dược thường dùng - Thành Đô: Ung thư thực quản, ung thư bao tử, ung thư tử cung.
- Cách dùng và liều dùng -
Uống trong: sắc thang, 0,5 ~ 1 lượng (lọai tươi 1 ~ 2 lượng); hoặc giã nước.
Dùng ngòai: Giã đắp .
- Kiêng kỵ -
Huyết hư không nên dùng, phụ nữ có thai dùng cẩn thận (Trung dược đại từ điển)
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
- Tòan thảo chứa Alkaloid, Flavone glycoside, Phenols, Sterides (*Từ điển).
- Toàn thảo hàm chứa carthamidin, iso-carthamidin, scutellarein, scutel-larin, β-sitosterol, steraric acid, alkaloid [1,2], amylose [3] v.v…Riêng theo báo cáo, bộ phận trên mặt đất phân ly được wogo-nin,scutervulin, rivularin, naringenin, apigenin, hispedulin, eriodictyol, suteolin, 5,7,-trihydroxy-6-methoxyflavanone, 4-hydroxywogonin, 7-hy-droxy-5,8-dimethoxy flavane, p-hydroxyben-zaldehyde, p-hydroxybenzylacetone, p-coumaric aicd, protocatechuic acid, ut-solic acid, phytosterol, phy-tosteryl-β-D-glucoside v.v… (Trung Hoa bản thảo).
2. Tác dụng dược lý:
Dùng thí nghiệm sàng lọc phép ống nghiệm xanh metylen, có tác dụng ức chế rất nhẹ đối với tế bào máu bệnh ung thư máu bạch cầu hạt cấp tính; thí nghiệm sàng lọc phép dùng máy hô hấp tế bào, ức chế tế bào máu bệnh ung thư máu nói trên hiệu suất 75% ((Trung dược đại từ điển).
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị ói máu, khạc ra máu: Hiệp diệp hàn tín thảo tươi 1 ~ 2 lượng, giã nát vắt nước, hòa mật chút ít, nấu cách thủy, uống ấm, ngày 2 lần.
(Tuyền châu bản thảo)
+ Phương 2:
Trị viêm đường tiểu, tiểu tiện ra máu đau nhức: Hiệp diệp hàn tín thảo tươi 1 lượng, rửa sạch, sắc thang, hòa với đường phèn, ngày 2 lần.
(Tuyền châu bản thảo)
+ Phương 3:
Trị lỵ ra máu do nhiệt: Tiểu hàn tín thảo 2 lượng, sắc uống.
(Quảng Tây dược thực đồ chí)
+ Phương 4:
Trị kiết lỵ: Hiệp diệp hàn tín thảo tươi 3 ~ 5 lượng, giã nát vắt lấy nước; hoặc cả cây khô 1 lượng, sắc nước uống.
(Phúc Kiến Trung thảo dược)
+ Phương 5:
Trị viêm gan: Bán chi liên tươi 5 chỉ, Táo đỏ 5 trái. Sắc nước uống.
(Thảo dược dân gian Chiết Giang)
+ Phương 6:
Trị lao hạch: Bán chi liên 2 lượng, sắc uống
(Thảo dược dân gian Chiết Giang)
+ Phương 7:
Trị trật đả tổn thương: Tiểu hàn tín thảo giã nát, cùng rượu ngâm nấu nóng đắp.
( Quảng Tây dược thực đồ chí)
+ Phương 8:
Trị tất cả vết thương rắn độc cắn: Hiệp diệp tín thảo tươi, rửa sạch giả nát, vắt nước, điều với rượu vàng (rượu cất từ gạo) chút ít uống ấm, bã đắp nơi đau.
(Tuyền Châu bản thảo)
+ Phương 9:
- Chủ trị: Ghẻ lở nhiệt độc.
- Thành phần: Bán chi liên 30g, Tử hoa địa dinh 20g, Kim ngân hoa 10g, Dã cúc hoa 15g.
- Cách dùng: Sắc nước uống.
+ Phương 10:
- Chủ trị: Vết thương rắn độc cắn.
- Thành phần: Bán chi liên 60g.
- Cách dùng: Đem Bán chi liên sắc nhỏ, gia thêm nước, rượu lượng thích hợp, nấu 30 phút, trong uống chút ít, ngòai thoa xung quanh miệng vết thương.
(Phối ngũ và nghiệm phương Trung thảo dược)
(Chú ý: Trước khi sử dụng phương này, bạn cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc.)
+ Phương 11:
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường.
- Thành phần: Bán chi liên 30g.
- Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.
+ Phương 12:
- Chủ trị: Xơ gan bụng nước.
- Thành phần: Bán chi liên 120g.
- Cách dùng: Sắc nước làm trà uống.
+ Phương 13:
- Chủ trị: Phế ung (Phổi ung nhọt)
- Thành phần: Bán chi liên 30g, Ngư tinh thảo 30g (bỏ sau), Cát cánh 5g, Ý dĩ nhân 30g.
- Cách dùng: Sắc nước uống.
+ Phương 14:
- Chủ trị: Ho, khạc máu.
- Thành phần: Bán chi liên 60g, Mật ong 30g.
- Cách dùng: Trước lấy Bán chi liên cho thêm nước, sắc 2 lần, bỏ bã, cho thêm mật ong phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang, liên tục uống 3 ~ 5 ngày.
+ Phương 15:
- Chủ trị: Lao lim phô.
- Thành phần: Bán chi liên 30g, Hạ khô thảo 15g.
- Cách dùng: Sắc nước, phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục.
+ Phương 16:
- Chủ trị: Ung thư phổi, ung thư mũi cổ họng, ung thư trực tràng, ung thư xoang miệng.
- Thành phần: Bán chi liên 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g.
- Cách dùng: Sắc nước 2 lần bỏ bã, làm trà uống uống, uống trường kỳ. Có thể sử dụng phối hợp đồng thời với xạ trị, hóa trị.
+ Phương 17:
Dùng trị ung thư u bướu lấy Bán chi liên 1 lượng, sắc nước 2 lần, sáng chiều phân uống, hoặc thay trà uống.
Theo quan sát 36 ca ung thư thực quản, ung thư phổi, sau khi dùng thuốc bộ phận bệnh nhân cải thiện triệu chứng trước mắt, nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả điều trị tận gốc.
Riêng có dùng Bán chi liên, Bạch anh mỗi vị 1 lượng, sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Dùng trị ung thư phổi, có hiệu quả nhất định cải thiện triệu chứng.
(Trung dược đại từ điển)
--
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: đắng ngọt, lạnh.
- Trung Dược học: hơi đắng ngọt, lạnh.
- Trung Tây dược chí: Vị đắng ngọt, tính ấm, không độc.
- Mân Nam dân gian thảo dược: đắng, bình, không độc.
- Tuyền châu bản thảo: ngọc hơi chua, tính lạnh.
- Quảng Đông Trung dược II: Cay sáp, lạnh, không độc.
- Qui kinh -
- Trung dược học: Vào kinh Vị, Đại trường, Tiểu trường.
- Quảng Tây Trung dược chí: Vào 3 kinh Tâm, Can, Tỳ.
- Công dụng và chủ trị -
Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
Trị phế nhiệt ho suyễn, viêm amidan. viêm họng, viêm ruột thừa, kiết lỵ, nhiễm trùng đường tiểu, hòang đản, viêm gan,viêm xoang chậu, viêm phần phụ, đinh nhọt sưng, u bướu. Cũng có thể dùng trị ung thư đường tiêu hóa.
- Triều Châu chí – Vật sản chí: Thân lá ép nước uống, trị viêm ruột thừa, lại còn có thể trị các bệnh về ruột.
- Quảng Tây Trung dược chí: Trị trẻ con cam tích, vết thương rắn độc cắn, ung thư sưng.
Trị ngòai Bạch phao sang, Xà lại sang.
- Mân nam dân gian thảo dược: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm giảm đau.
- Tuyền châu bản thảo: Thanh nhiệt tán ứ, tiêu ung giải độc. Trị ung nhọt, bệnh tràng nhạc (loa lịch), lại cón có thể thanh phế hỏa, tả phế nhiệt. Trị phế nhiệt suyễn xúc (thở gặt). ho nghịch, ngực buồn bực.
- Quảng Tây Trung dược chí: Thanh nhiệt giải độc, họat huyết lợi tiểu. Trị viêm amidan, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan, kiết lỵ, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu nhi cam tích.
- Ứng dụng -
1. Nhọt sưng lở độc, yết hầu sưng đau, vết thương rắn độc cắn: Bổn phẩm đắng lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc khá mạnh, dùng trị các chứng do nhiệt độc gây ra, uống trong dùng ngòai đều được. Như đơn dụng thứ tươi giã nát đắp ngòai, điều trị ung sưng lở độc, cũng có thể cùng dùng với Kim ngân hoa, Liên kiều, Dã cúc hoa v.v…; Dùng trị trường ung đau bụng, thường cùng dùng với Hồng đằng, Bạch tương thảo, Mẫu đơn bì v.v…; Nếu trị cổ họng sưng đau phần nhiều cùng dùng với Hòang cầm, Huyền sâm, Bản lam căn v.v…; Nếu dùng trị vết thương rắn độc cắn, có thể đơn dụng thứ tươi giã nát vắt nước trong uống hoặc sắc nước uống, bã đắp vào vết thương, hiệu quả điều trị khá tốt, cũng có thể ứng dụng phối ngũ với Bán chi liên, Tử hoa địa đinh, Tảo hưu v.v…Gần đây lợi dụng bổn phẩm có công hiệu thanh nhiệt giải độc tiêu sưng, đã dùng rộng rãi điều trị các chứng ung thư.
2. Nhiệt lâm rít đau: Bổn phẩm cam hàn, có công hiệu thanh nhiệt lợi thấp thông lâm, đơn dụng bổn phẩm điều trị bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện nhỏ giọt sáp đau, cũng thường cùng dùng với Bạch mao căn, Xa tiền thảo, Thạch vi v.v…
Ngòai ra bổn phẩm có thể thanh nhiệt lại kiêm lợi thấp, còn có thể dùng trị thấp nhiệt hòang đản.
- Cách dùng và liều dùng -
- Uống trong: sắc thang, 1 ~2 lượng; hoặc giã lấy nước. Dùng ngòai : Giã đắp (Trung dược đại từ điển).
- Sắc uống 15 ~ 60g. Dùng ngòai lượng thích hợp (Trung dược học).
- Kiêng kỵ -
- Quảng Tây Trung dược chí: Đàn bà có thai dùng cẩn thận.
- Trung dược học: Âm thư và Tỳ Vị hư hàn kỵ uống.
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
- Tòan cây phân tách ra Hentriacontane, Stigmasterol, Ursolic acid, Oleanolic acid, β-sitosterol, β-sitosterol -D-glycoside, Coumaric acid v.v… (Trung dược đại từ điển).
- Toàn thảo hàm chứa asperuloside, asperulosidic acid, deacetylasperulosidicacid, genipoSidic acid, scandoside, scandodide methyl ester, 6-O-p-hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 6-O-P-methO-xycinnamlyl scandoside methyl ester, 6-O-feruloyl scandoside methyl ester, 2-methyL-3-hvdroxyanthraquinone, 2-methyl-3-methoxyanthraquinone, 2-methyl-3-hvdroxy-4-methoxyanthraquinone v.v…[1-3], cùng với ursolic acid, β-sitosterol, [4], hentriacon-tane, stigmasterol, oleanolic acid, β-sitosterol-β-D-glucoside, p-coumaricacid v.v…[5,6] (Trung Hoa bản thảo).
2. Tác dụng dược lý:
1- Tác dụng chống u bướu:
Ở ngòai cơ thể (tương đương thuốc sống 6g/ml) có tác dụng ức chế khá mạnh đối với tế bào lympho cấp, bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân (monocyte) cùng với tế bào u bướu (tumour cell) kiểu bạch cầu hạt mạn tính (phép thử ống nghiệm xanh metylen); dùng máy hô hấp họ Ngõa (warburg's manometer) xác định, đối với 2 cái trước thì tác dụng ức chế cũng tương đối mạnh.
Từng dùng cao ngâm cho chuột con S – 180 và ung thư bụng nước họ Ngải, cùng với điều trị thực nghiệm bướu thịt (sarcoma) Kichita (Kiết điền) cho chuột lớn, đều không có tác dụng chống ung thư rõ rệt; 0,5 ~ 1g thuốc sống/ ml có ức chế ở ngòai cơ thể đối với bướu thịt Kichita và ung thư bụng nước họ Ngải (phép thử ống nghiệm xanh metylen), nhưng tác giả cho rằng điều này thuốc tính không đặc thù (Trung dược đại từ điển).
2- Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm:
Tác dụng kháng khuẩn ngòai cơ thể không rõ rệt, chỉ tác dụng hơi yếu đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng và trực khuẩn lỵ.
Quan sát dịch sắc đối với công năng bảo vệ hệ thống nội bì dạng lưới và ảnh hưởng của sức sống bảo vệ bạch cầu ở trong ngòai cơ thể của thỏ viêm ruột thừa nhân tạo và bình thường, cho rằng tác dụng kháng viêm của nó là nhân tố kích thích tăng sinh hệ thống nội bì dạng lưới và tăng cường sức sống bảo vệ gây ra.
Ngòai ra tiêm dịch Bạch hoa xà thiệt thảo vào xoang bung chuột con có thể xuất hiện tác dụng giảm đau, trấn tỉnh, thúc ngủ (Trung dược đại từ điển).
3- Phản ứng không tốt: Bổn phẩm lúc dùng liều 30 ~ 60g, chưa thấy độc tính rõ và tác dụng phụ, cá biệt ca bệnh sau khi liên tục uống thuốc có hiện tượng miệng khô. Dịch tiêm của nó tiêm tĩnh mạch liều lớn, có thể làm số bạch cầu hạ thấp độ nhẹ, sau khi ngừng thuốc có thể khôi phục bình thường. Ngẫu nhiên thấy phản ứng dị ứng mụn chẩn sắc đỏ và hô hấp khó khăn v.v…sau khi ngừng thuốc thì thuyên giảm (Trung dược học).
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị kiết lỵ, viêm đường tiểu: Bạch hoa xà thiệt thảo 1 lượng. Sắc nước uống.
(Phúc Kiến Trung thảo dược)
+ Phương 2:
Trị hòang đản: Bạch hoa xà thiệt thảo 1 ~ 2 lượng. Lấy nước dịch hòa mật ong uống.
(Hạ môn)
+ Phương 3:
Trị trẻ con kinh nhiệt, không ngủ được: Xà thiệt hòang tươi, giã nước, uống 1 thìa canh.
(Mân Nam dân gian thảo dược)
+ Phương 4:
Trị mụn nhọt nóng sưng đau: Xà thiệt hòang tươi rửa sạch, giã nát đắp vào, khô lại thay.
(Mân Nam dân gian thảo dược)
+ Phương 5:
Trị vết thương rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi 1 ~ 2 lượng. Giã nát vắt lấy nước hoặc sắc nước uống, bã đắp vết thương.
(Phúc Kiến Trung thảo dược)
(Chú ý: Trước khi sử dụng phương này, bạn cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc.)
+ Phương 6:
- Chủ trị: Ung thư ruột, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư mũi họng.
- Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 150g, Bạch mao căn 100g, đường cát đỏ 100g.
- Cách dùng: Đem 2 vị trước sắc nước bỏ bã, thêm đường đỏ hòa tan, làm trà uống, uống liền vài tháng.
+ Phương 7:
- Chủ trị: Nhiễm trùng hệ tiết niệu.
- Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo, Kim ngân hoa, Dã cúc hoa mỗi vị 30g; Thạch vi 15g, Xa tiền thảo 40g.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Uống liền 5 ~ 7 ngày.
+ Phương 8:
- Chủ trị: Viêm phổi.
- Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Ngư tinh thảo 20g (bỏ sau), Trần bì 5g.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
- Chủ trị: Chứng uất tích mào tinh sau khi thắt ống dẫn tinh.
- Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 50g, Tiểu hồi hương 10g.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 1 tháng.
+ Phương 10:
- Chủ trị: Hòang đản.
- Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, Bạch mao căn 30g.
- Cách dùng: Sắc nước, phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
(Nguồn tham khảo từ Từ điển thuốc Đông y - Trần Hoàng Bảo biên dịch)
Tham khảo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét