kênh dich vụ 24.com
Chiến thuật hải quân và 'cú ra đòn' ở Biển Đông
TPO - Với lối đánh sở trường của
Việt Nam thì những gì công nghệ không làm được, thì chiến thuật làm
được, những gì mà công nghệ làm được, thì chiến thuật không cần...
Chiến thuật hải quân – một thành
phần cấu thành của nghệ thuật, bao gồm lý thuyết và thực tế huấn luyện
tác chiến và thực hiện các hoạt động tác chiến trên biển của các đơn vị
binh chủng hợp thành, các binh chủng, các phân đội của các binh chủng
thuộc quân chủng hải quân. Chiến thuật hải quân được hình thành từ thời
cổ đại, khi các chiến hạm còn sử dụng mái chèo và buồm, các trận chiến
đấu thông thường diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối tốt, các
đòn tấn công chủ yếu là giáp trận, đâm tầu, đổ bộ giáp chiến chiếm
thuyền.
Sự phát triển của vũ khí nòng trơn
(súng thần công) đã thay đổi hình thái chiến thuật hải quân, súng thần
công trở thành vũ khí chủ lực trên chiến hạm, các trận đánh trên biển
diễn ra với các tầu thuyền được trang bị pháo hạm, cơ động trên tuyền cơ
động chiến đấu, tấn công và giáp chiến bằng hỏa lực pháo binh. Việc
xuất hiện các pháo hạm có cỡ nòng lớn hơn ( 338 mm) đồng thời với kỹ
thuật lái tầu đã xuất hiện chiến thuật tấn công cơ động hàng dọc, đột
phá tuyền chiến đấu của đối phương và cận chiến bằng pháo hạm với các
cuộc đổ bộ giáp chiến bằng thủy binh giữa thế kỷ 18.
Sự xuất hiện máy hơi nước đã làm
thay đổi các chiến hạm, đến giữa thế kỷ 19. Lực lượng tác chiến chủ lực
của hạm đội là các chiến hạm động cơ hơi nước và có bọc giáp chống đạn
(Thiết giáp hạm) Chiến thuật hạm đội có thay đổi, có 3 bước tiến hành
một trận chiến trên biển, trinh sát hạm đội đối phương bằng các tầu khu
trục hạng nhẹ, triển khai đội hình chiến đấu các thiết giáp hạm và các
tuần dương hạm bọc thép; tác chiến tấn công hay phòng ngự bằng hỏa lực
của pháo hạm; phát triển tiến công tiêu diệt hạm đội đối phương bằng các
khu trục hạm hạng nhẹ hoặc khu trục hạm hạng nhẹ thực hiện các đòn đánh
chặn bảo vệ cho các thiết giáp hạm chủ lực rút lui trong trường hợp
trận chiến không phát triển thuận lợi.
Các chiến thuật bao gồm có tiến
công bằng hỏa lực mạnh, đột phá đội hình chiến hạm đối phương bằng hỏa
lực tập trung, tấn công cạnh sườn, chia cắt và bao vây tiêu diệt. Để
xuyên phá đội hình, tấn công kỳ hạm của liên đoàn chiến hạm đối phương,
thông thường sử dụng một liên đội các tầu khu trục bọc giáp tốc độ cao.
Song song cùng với chiến thuật pháo hạm, cũng xây dựng chiến thuật các
khu trục hạm, các chiến thuật xây dựng tuyến phòng thủ thủy lôi và vật
cản.
Sự phát triển của chiến thuật hải
quân đặc biệt phát triển trong đại chiến thế giới lần thứ I, do có sự
thay đổi sâu sắc trong tính chất của các trận đánh trên biển, do sự phát
triển của khoa học công nghệ đã đưa vào biên chế hải quân những loại vũ
khí trang bị mới, đó là ngư lôi, máy bay và tầu ngầm, số lượng các
chiến hạm tăng vọt và từ đó, xuất hiện những khái niệm mới về chiến lược
và chiến dịch hải quân.
Trong khói lửa của nội chiến chống
bạch vệ và các lực lượng can thiệp nước ngoài đã hình thành chiến thuật
Hải quân Xô Viết, đồng thời do đặc thù của chiến tranh, chiến thuật hải
quân bao trùm thêm nghệ thuật tác chiến của các hạm đội hải quân đường
sông và các biển hồ, nghệ thuật tác chiến trên sông lớn như sông Vonga,
Amur, Dnhepr .. phối hợp với chiến thuật của lục quân. Hải quân tham gia
các hoạt động chiến đấu như đổ bộ đường sông và đường biển, tác chiến
vùng nước ven bờ và bảo vệ các căn cứ bờ biển, hải cảng quân, dân sự.
Đến những năm 1920x – 1930x đã hoàn thành những lý luận và thực tiễn cơ
bản cho nghệ thuật tác chiến của Hải quân Xô Viết.
Chiến tranh thế giới lần thứ II làm
thay đổi hầu hết những lý luận cơ bản, quan niệm và khái niệm không
gian chiến trường, đặc biệt, khái niệm tác chiến chiến thuật được chia
ra thành 2 tư duy rõ rệt, tư duy phát triển chiến thuật theo hướng tác
chiến Không - Hải của các nước phương Tây và tư duy tác chiến theo hướng
Bộ- Không- Hải của các nước đang phát triển phù hợp với hệ tư tưởng
phòng thủ đất nước. Trong các nước có nền công nghiệp hùng mạnh và có tư
duy kinh tế hải dương như Nhật Bản hay Mỹ, vai trò quan trọng trong tác
chiến hải dương là lực lượng không quân hải quân có trên tầu sân bay.
Hải quân các đế quốc biển đã phát
triển hệ thống chiến thuật không hải, trong đó không quân hải quân đóng
vai trò đòn tấn công chủ lực. Không quân Hải quân triển khai các trận
đánh hải chiến, khi lực lượng chiến hạm của các hạm đội còn cách xa nhau
hàng trăm hải lý, đồng thời lực lượng tầu ngầm luồn sâu đánh vào các
chiến hạm quan trọng, hoặc cắt đường vận tải, phá đối hình chiến đấu của
đối phương. Các lực lượng khu trục hạm hoặc tầu tuần biển phóng ngư lôi
hạng nhẹ, tốc độ cao, dưới sự yểm trợ của không quân đánh phá đội hình
địch.
Sự có mặt của các tầu tuần dương,
tuần dương bọc thép, thông thường đi kèm với tiêu diệt lực lượng hải
quân còn lại của đối phương, hoặc đánh phá các căn cứ ven bờ, yểm trợ
hỏa lực đổ bộ đường biển. Áp dụng không quân và tầu ngầm phóng lôi cho
phép mở không gian chiến trường rộng lớn, các đòn tấn công diễn ra đa
chiều, từ trên không, trên biển, và dưới biển. Nội dung quan trọng bậc
nhất trong chiến thuật hải chiến của đại chiến thế giới lần thứ 2, đó là
tiến hành các chiến dịch tấn công bằng không quân hải quân, và những
cuộc chiến đấu ngầm dưới nước.
Hai mặt trận đều có sự liên kết
phối hợp các đơn vị trong quân chủng hải quân nhằm đạt mục tiêu tiêu
diệt hải lực của đối phương.Nghệ thuật tác chiến hải quân của quân đội
Xô Viết phát triển theo hướng độc lập tác chiến của các hạm đội có sự
yểm trợ tích cực của không quân hải quân có căn cứ trên bộ, đồng thời
tác chiến phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bộ binh. Mục tiêu quan
trọng hàng đầu của các hạm đội, là các tuyến đường vận tải biển của đối
phương. Do đó, chiến thuật hải quân Xô Viết tập trung vào những trận
đánh cắt đường vận tải với những đòn tấn công tập trung của không quân
Hải quân, tầu ngầm và các hải đoàn tầu tốc độ cao nhằm tiêu diệt các
đoàn congvoa vận tải, chở quân hoặc đổ bộ đường thủy của đối phương.
Đặc biệt, hải quân Xô Viết phát
triển mạnh chiến thuật sử dụng các hải đội tầu ngầm tập trung tiến công
hạm đội hoặc các đoàn vận tải quân sự của đối phương, có sự phối kết hợp
chặt chẽ của các lực lượng khác như không quân chiến thuật, không quân
chiến lược và máy bay tiêm kích. Trong các trận đánh của đại chiến thế
giới lần thứ II, lực lượng lính thủy đánh bộ Xô Viết đã phát triển mạnh
kỹ thuật đổ bộ đường biển, kết hợp với những đòn tấn công hỏa lực của
pháo hạm, đánh vu hồi, tạt sườn, chiếm bàn đạp ven bờ và thọc sâu vào
hậu phương đối phương, kết hợp với các binh chủng của lục quân đánh bao
vây tiêu diệt địch.
Sự phát triển của chiến thuật hải quân
Đại chiến thế giới thứ II kết thúc.
Các đế quốc ven biển phát triển mạnh lực lượng Hải quân theo xu hướng
viễn dương, sử dụng lực lượng không quân hải quân như những đòn đánh chủ
lực để tiêu diệt lực lượng phòng thủ bờ biển của đối phương, tiêu diệt
hạm tầu ngay trên quân cảng bằng những đòn đánh chiến lược. Trong cuộc
đua trên và dưới biển, lực lượng tầu ngầm phát triển mạnh mẽ với tầm
nhiệm vụ tác chiến ngày càng cao, từ những đòn đánh tiêu diệt hạm đội
đến những đòn đánh vào sâu trong nội địa đối phương.
Sự phát triển của tầu ngầm hạt
nhân, vũ khí hủy diệt lớn và công nghệ điện tử - viễn thông, điều khiển
học khiến nghệ thuật tác chiến tiếp tục hoàn thiện và phát triển theo xu
hướng tôn trọng hỏa lực. Công nghệ phương tiện mang- tên lửa đạn đạo,
tên lửa hành trình mang các đầu đạn hủy diệt lớn, đầu đạn thông thường,
đầu đạn có lượng nổ mạnh có tầm bằn lên đến hàng trăm, hành nghìn hải
lý. Các tầu ngầm, chiến hạm nổi trở thành các căn cứ quân sự và các điểm
hỏa lực tầm xa, các đòn tấn công được phát triển từ nhiều hướng vào một
mục tiêu, các tầu có thể quản lý nhiều mục tiêu trong một trận đánh.
|
Sơ đồ bay của tên lửa chống tầu BGM109 Tomahawk. |
Phương án tác chiến được chia thành
2 không gian chiến trường, chiến trường trên biển và chiến trường dưới
đáy biển. Các giai đoạn của hải chiến bao gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1- Tấn công trên mặt biển và các căn cứ bờ biển bằng những
đòn đánh tập trung của không quân, hỏa lực hải quân bao gồm tên lửa hành
trình và pháo hạm tầm xa và săn ngầm và chống ngầm dưới đáy biển sâu.
Giai đoạn 2- Hỏa lực không – hải phát triển sâu vào các mục tiêu quan
trọng trên đất liền, các khu trục hạm và chiến hạm cao tốc chế áp lực
lượng phòng thủ vùng nước và phòng thủ bờ biển. Lực lượng tầu ngầm và
các hải đội đánh ngầm phá hủy tuyến phòng thủ ngầm dưới biển ( thủy lôi,
lưới chắn tầu, v.v…) tạo cửa mở cho lực lượng đổ bộ đường biển.
Giai đoạn 3- Không quân hải quân thực hiện nhiệm vụ khống chế bầu trời,
quản lý các mục tiêu mặt đất, dập tắt các hỏa điểm đột ngột phát sinh,
đánh chặn các tuyến vận tải và săn lùng các mục tiêu trên bộ và trên
biển. Lực lượng lính thủy đánh bộ, hải quân triển khai đổ bộ đường biển,
tấn công phá hủy các mục tiêu bờ biển.
|
Tác chiến phòng không của hải đội tầu ngầm. |
Sự phát triển của các loại tên lửa,
bom điều khiển, bom thông minh, máy bay chiến đấu không người lái làm
tăng sức mạnh của các đòn đánh chiến thuật, từ việc phát triển các tầu
mang tên lửa đã phát triển các hình thái chiến thuật; chiến thuật tầu
ngầm mang tên lửa, chiến thuật tầu tuần biển, tuần duyên mang tên lửa,
chiến thuật của các khu trục hạm tên lửa, chiến thuật của máy bay cường
kích chống tầu, trực thăng tấn công chống hạm đi kèm với những chiến
thuật truyền thống như tác chiến tiến công của các tầu phóng ngư lôi
tàng hình, chiến thuật tấn công tầu ngầm, chiến thuật chống ngầm, chiến
thuật quét mìn và mở cửa mở, chiến thuật tấn công chế áp đường không,
ven biển với các lực lượng phòng không, lực lượng phòng thủ bờ biển,
chiến thuật đổ bộ không – hải kết hợp.
|
Sơ đồ tấn công mục tiêu bằng tên lửa hành trình. |
Tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa có
khả năng cơ động bí mật, dài ngày tại những vùng biển nằm ngoài khả năng
chống ngầm của đối phương, tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo mang
đầu đạn hủy diệt lớn, tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên biển và
trên đất liền với chiều sâu tấn công hàng nghìn km. Không quân hải quân
mang tên lửa có thể tấn công từ nhiều hướng, nhiều mục tiêu cùng một lúc
với các tên lửa chống hạm trên khoảng cách ngoài tầm phòng thủ của các
loại vũ khí phòng không đối phương.
Các tầu tuần dương, khu trục hạm
mang tên lửa có thể đánh chặn các lực lượng không quân chống tầu và tiêm
kích ngay trên đường băng cất cánh của đối phương. Lực lượng tầu ngầm
và lực lượng đặc nhiệm hải quân, với những trang bị hiện đại (tầu ngầm
mini, robot ngư lôi) có khả năng tiếp cận tuyến phòng thủ ven biển của
đối phương và phá hủy các khu vực phòng thủ biển, vô hiệu hóa các trận
địa tên lửa bờ biển.
|
Tác chiến không đối hải. |
'Cú ra đòn' sở trường Việt Nam
Phương thức chiến thuật "thống trị
bầu trời” kết hợp với vũ khí trang bị hiện đại là đang trở thành mối
nguy hiểm của các nước ven biển đang phát triển và có nền công nghiệp
quốc phòng hạn chế. Các cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã minh chứng cho khả
năng tác chiến của các cường quốc biển và sự nguy hiểm của công nghệ
chiến tranh hiện đại. Nhưng nếu "những gì công nghệ không làm được,
thì chiến thuật làm được; những gì mà công nghệ làm được, thì chiến
thuật không cần". Trong mọi điều kiện chiến trường, công nghệ luôn song
hành cùng chiến thuật để hoàn thành nhiệm vụ.
|
Sơ đồ hoạt động tàu khu trục Maddox ở Việt Nam |
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam,
với một đất nước không có nền công nghiệp quốc phòng, lực lượng hải quân
còn rất mỏng, Quân đội Mỹ đã điều động một lực lượng hải quân hùng
mạnh, bao gồm cả tầu sân bay, tuần dương, khu trục, phong tỏa toàn bộ
khu vực bờ biển Việt Nam và không phận Việt Nam, hỏa lực pháo binh của
Hải quân Mỹ tấn công toàn bộ khu vực bờ biển, hỏa lực không quân có mặt
24/24 khống chế bầu trời Việt Nam.
Nhưng Hải quân Mỹ cũng phải chịu
những đòn đánh của một lực lượng hải quân nhỏ bé và cũng phải chịu những
tổn thất bất ngờ. Thực hiện ý đồ tấn công Miền Bắc để giải tỏa áp lực
Ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tàu khu trục Maddox tiếp tục tiến về phía bắc,
xâm phạm hải phận của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và gây ra một số vụ
khiêu khích đối với thuyền đánh cá của ngư dân miền Bắc.
Đặc biệt đêm 31-7 rạng sáng
1-8-1964, tàu khu trục Maddox đã xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó
tiến lên phía bắc, điều tra các mạng lưới phòng thủ của Việt Nam ở khu
vực đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường. Phân đội 3 gồm ba xuồng
phóng lôi 333, 336, 339 nhận nhiệm vụ đánh chặn. Ngày 2-8, 3 xuồng
phóng lôi của Hải quân Việt Nam tiếp cận và tấn công. Tầu khu trục
Maddox sử dụng hỏa lực mạnh đánh chặn, tầu 333 nghi binh cho xuồng 336
và 339 tấn công. Mỹ sử dụng 5 máy bay hải quân tham chiến, hỏa lực của
tầu khu trục làm 2 xuồng 336 và 339 bị tổn thương. Xuồng phóng lôi 333
quay trở lại, dù bị trúng đạn pháo nhưng vẫn tận dụng tốc độ cao và áp
sát khu trục hạm Maddox, bị trúng 1 quả ngư lôi của xuống 333. tầu
Maddox rút khỏi vịnh Bắc bộ.
|
Sơ đồ hải chiến với tầu Maddox. |
Trận hải chiến thứ 2 diễn ra ven bờ biển Đồng Hới, ngày 19/4/1972 giữa không quân và hải quân Việt Nam và hạm đội 7 Mỹ.
Lực lượng tham chiến phía Hải quân nhân dân Việt Nam gồm: 3 tàu phóng
lôi; 2 Mig-17F Fresco-C . Về phía Hạm đội 7 có sự tham gia của: 1 Tuần
dương hạm (tuần dương tên lửa USS Oklahoma City-CLG5); 2 khu trục hạm
(khu trục USS Lloyd Thomas, USS Higbee);1 hộ tống hạm(hộ tống hạm tên
lửa USS Sterett-DGL-31).
|
Sơ đồ hải chiến đánh liên đội tầu hạm đội 7 Mỹ. |
Hai phi công Việt nam là Lê Xuân Dị
và Nguyễn Văn Bảy, được sự yểm trợ của các xuống phóng lôi nghi binh,
xuất kích từ sân bay dã chiến, đã sử dụng phương thức tấn công bay thấp
tránh hệ thống radar cảnh báo, hệ thống tên lửa và pháo phòng không của
các chiến hạm được trang bị vô cùng hiện đại. Máy bay MIG 17 của không
quân Việt Nam bay cách mặt nước biển 10 m, phóng bom. Bom đã đánh trúng
boong tầu của hai chiến hạm, hai máy bay MIG 17 quay về sân bay an toàn.
|
MIG 17 hải chiến. |
Từ hai trận của không quân, hải
quân Việt Nam, rõ ràng với nghệ thuật tác chiến bất ngờ, kỹ thuật sử
dụng trang bị thành thạo, cùng với phương thức tiếp cận đối phương nằm
ngoài dự kiến đã làm cho một lực lượng hải quân hùng mạnh bị rơi vào
tình trạng bất ngờ, lúng túng đối phó và rất dễ bị tiêu diệt hay đánh
thiệt hại nặng.
Hải chiến kinh điển
Điển hình của chiến thuật sử dụng
tên lửa chống tầu được thể hiện trong trận hải chiến giữa các liên đội
tầu chiến mang tên lửa và ngư lôi của Israel với Syria và các nước Arập.
Trước cuộc chiến tranh 6 ngày Hải quân Israel được trang bị các tầu
phóng tên lửa cao tốc lớp "Reshef" trang bị tên lửa chống tầu Gabriel.
Hải quân Syria và các nước Arập được biên chế các tầu phóng tên lửa
Kamar và Osa sử dụng tên lửa Termite-U có tầm bắn 35 – 40 km điều khiển
bằng radar. Tên lửa Gabriel có độ chính xác rất cao, nhưng tầm bắn ngắn
hơn đến 2,5 lần.
Do đó, để có thể tấn công, tầu
phòng tên lửa của Israel phải đi vào tầm bắn của tầu tên lửa Kamar và
Osa từ 20 đến 25 km. Sau khi bị tổn thất một số tầu, Hải quânIsrael đã
thay đổi chiến thuật tác chiến, họ quyết định giải quyết vấn đề bằng
giải pháp gây nhiễu đầu dẫn tên lửa chống tầu bằng các đầu tạo xung gây
nhiễu, đồng thời sơn phủ tầu bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radio,
chuyển thành nhiệt lượng tỏa ra ngoài không khí.
Trận hải chiến hai ngày
6-7/10/1963. Hải quân Israel sử dụng năm tầu phóng tên lửa đi vòng qua
bờ biển Lybia, vào lúc 2228 ngày 6/10/1973 đã phát hiện liên đội tầu
phóng lôi Syria đỗ bên bờ biển Lattakia. Hải đội tầu Israel sử dụng pháo
hạm đánh chìm 5 tầu phóng lôi Syria. Sau đó quay về hướng đông ra biển,
sử dụng tên lửa tiêu diệt 1 tầu quét mìn của Syria. Lúc đó 3 tầu tên
lửa của Syria đã phát hiện ra đội tầu của Israel trên khoảng cách 40 km,
cả hai bên đều sử dụng tốc độ di chuyển để chiếm vị trí tấn công, ở
khoảng cách 37,5km hải đội Syria sử dụng ưu thế của tên lửa đã phóng
loạt đầu tiên. Hải quân Israel lập tức khởi động hệ thống gây nhiễu, tên
lửa chống tầu của Syria lạc hướng và lao xuống biển, hải đội tầu phóng
tên lửa của Israel dùng tốc độ cao tiếp cận tầu của Syria, bắn hạ 2 tầu
phóng tên lửa của Syria, tầu thứ 3 bỏ chạy và bị mắc cạn, bị pháo hạm
của Israel tiêu diệt.
|
Hải chiến của tầu tên lửa Israel và Syria. |
Chiều ngày 7/10/1973, hạm tầu
Israel xuất kích đánh chặn liên đoàn tầu của Arập, gồm 4 tầu phóng tên
lửa lớp Osa trang bị tên lửa Termit U. 2300 cùng ngày, liên đoàn tầu
Arập phát hiện hạm tầu Israel ở khoảng cách 38km, lợi dụng ưu thế của
tên lửa đã phóng 12 đầu đạn về phía tầu Israel, hạm tầu của Israel sử
dụng chiến thuật cũ, bật toàn bộ hệ thống gây nhiễu và tăng tốc tiến về
liên đội tầu Arập cận chiến, 12 tên lửa chống tầu Termite-U bị nhiễu
loạt lạc hướng rơi xuống biển, sau 12 phút truy đuổi, hạm đội Israel bắt
kịp liên đội tầu Arập và khai hỏa tên lửa Gabriel, đánh chìm 3 tầu
phóng tên lửa, tầu thứ 4 bị tổn thương nặng nề và phải thả trôi về cảng.
|
Hải chiến của tầu tên lửa Israel và các nước Arap. |
Trong trân chiến quần đảo Falklands
thuộc vùng biển Argentina, với những máy bay cũ kỹ Skyhawk, tên lửa
chống hạm Excocet, nhưng bằng chiến thuật đánh cận chiến, bay sát mặt
nước biển tránh radar và tên lửa phòng không, không quân Argentina đã
đánh thiệt hại nặng hạm đội hùng mạnh của Anh, đánh chìm 6 chiếc chiến
hạm hiện đại. Mặc dù thất bại trong việc dành lại quần đảo Falklands,
nhưng chiến thuật bay sát mặt nước biển, phóng tên lửa chống tầu vào
sườn tầu, trở thành kỹ thuật tác chiến cơ bản của không quân Hải quân
các nước nghèo.
Từ những lý luận và quan điểm của
chiến tranh công nghệ cao, đối với các lực lượng phòng thủ, để chống lại
một cuộc tập kích không – biển hiện đại, cần có sự tổ chức phòng thủ
chu đáo, tỷ mỉ và tính đến mọi tình huống. Huấn luyện chiến thuật và
thực hành nghệ thuật tác chiến thường xuyên, liên tục, với cường độ ngày
càng cao và mức độ ngày càng tăng cường.
Phương án phòng thủ nào cho Biển Đông?
Việt Nam có bờ biển dài, nhiều
đảo, vùng đặc quyền kinh tế rộng cho nên hiện nay việc xây dựng kế
hoạch, phương án phòng thủ nhằm giữ vững chủ quyền trong mọi tình huống
là điều hết sức quan trọng. Hệ thống phòng thủ cần quản lý không trung
trên biển, quản lý mặt biển, quản lý chiều sâu dưới biển. Lực lượng hải
quân (không quân, hạm đội, các lực lượng phòng thủ bờ biển huấn luyện
tác chiến và sẵn sàng tác chiến trên một tuyến phòng thủ có chiều rộng,
đa tầng, bao gồm các các bãi thủy lôi thông minh, các bãi vật cản cơ
động, các tuyến chiến đấu của hạm đội tầu ngầm, khu vực phòng thủ hỏa
lực của các hạm đội hoặc liên đoàn tầu tuần biển, tuần duyên, trực thăng
đa năng, các lực lượng đặc nhiệm hải quân và các lực lượng phòng thủ bờ
biển (pháo tầm xa, tên lửa đối hạm, hệ thống phòng không tên lửa và
pháo phòng không).
|
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion sử dụng tên lửa Yakhon. |
Trong chiến tranh hiện đại, việc sử
dụng các radar tầm xa, các sonar công suất lớn, các máy bay robot, máy
bay trinh sát và vệ tinh trinh sát tạo thành một hệ thống quan sát tinh
vi, bao trùm cả không gian 3 chiều của chiến trường, nhiệm vụ tổ chức
một hệ thống ngụy trang, che khuất tầm nhìn trên một hoặc nhiều vùng
rộng để hải thuyền, tầu ngầm có thể xuất kích bí mật, bất ngờ là yếu tố
quan trọng trong bảo vệ lực lượng.
Hệ thống thông tin liên lạc, trinh
sát và và kiểm soát an toàn thông tin là các mạch máu trong một hệ thống
phòng thủ mạnh trước các đòn tấn công chế áp thông tin. Thành công
trong bảo vệ mạng truyền thồng là cơ sở để triển khai hải chiến phòng
thủ thành công. Khi xây dựng, bố trí và huấn luyện tác chiến, cần chú
trọng các tình huống bị tấn công thông tin bằng các phương tiện vũ khí
hiện đại.
Tác chiến tầu ngầm là nghệ thuật
tác chiến quan trọng nhất của chiến đấu phòng thủ, nó bao gồm có tìm
kiếm mục tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, tấn công mục tiêu, phục
kích dài ngày ở các khu vực có khả năng tấn công các hạm đội đối phương,
quét mìn, triển khai lực lượng đặc nhiệm hải quân, đấu tranh chống lại
các phương tiện săn ngầm như máy bay, các lớp tầu săn ngầm, chiến đấu
với tầu ngầm đối phương. Lực lượng tầu ngầm có thể tác chiến độc lập
hoặc tác chiến liên kết phối hợp với các binh chủng của hải quân.
Một tầu ngầm có thể quản lý nhiều
mục tiêu, đồng thời các mục tiêu theo yêu cầu tác chiến cũng được quản
lý bởi nhiều phương tiện chiến tranh như chiến hạm, không quân hải quân.
Đặc thù của tác chiến tầu ngầm là bí mật triển khai lực lượng trên
biển, tham gia các hoạt động tác chiến dưới biển (phục kích, tập kích,
yểm trợ hỏa lực, săn ngầm và chống săn ngầm, cơ động từ quân cảng ra
biển, và từ biển vào căn cứ đều phải bí mật tối đa. Các đòn tấn công
thường được thực hiện bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, hoặc ngư lôi
chống tầu.
|
Máy bay Su 27 tấn công mục tiêu. |
Hệ thống phòng không phòng thủ bờ
biển là yếu tố tiên quyết đảm bảo thắng lợi cho hệ thống phòng thủ. Khi
tấn công, đối phương sẽ sử dụng những đòn tấn công từ tầu ngầm, tầu nổi,
máy bay cường kích tên lửa. Hệ thống phòng không có nhiệm vụ quan trọng
là đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo,
máy bay tàng hình tầm thấp, bom thông minh.
Do tính chất đặc thù của vũ khí
hiện đại, hệ thống phòng không sẽ phải trải rộng, từ các hải thuyền, máy
bay tiêm kích không hải đến các cụm pháo, tên lửa phòng không cố định
hoặc cơ động, đa tầm và đa hướng. Hệ thống phòng không cần chú trọng
phát triển các cỡ nòng khác nhau, từ cỡ nòng tầm rất thấp 12,7mm đến
14,5 mm, 23 mm, 30 mm và các loại tên lửa tầm thấp như Igla đến tầm
trung Vonga, tầm xa như tổ hợp tên lửa S-300.
Các đơn vị phòng không phải được
kết nối trong một hệ thống phòng không chiến thuật dạng mạng Net, tạo ra
các cụm hỏa lực dầy đặc cơ động, trên biển, ven biển và cơ động bờ
biển. Áp dụng triệt để hệ thống điều hành bằng công nghệ truyền thông
dạng mạng đa điểm, đa trung tâm. Đa tầng chỉ huy, quản lý và kết nối
chặt chẽ với các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và liên kết
phối hợp.
Trong giai đoạn phát triển công
nghệ hiện đại ngày nay, với mức chi phí không lớn, có thể tạo ra được
các khu vực nhiễu loạn điện từ, quang điện hoặc radio, vùng mù điều
khiển đó rất nguy hiểm cho các loại vũ khí điều khiển như tên lửa hành
trình, bom hoặc đầu đạn có điều khiển laser hoặc tự dẫn hồng ngoại. Khi
các loại vũ khí hiện đại bay vào vùng nhiễu điện từ, quang học sẽ mất
điều khiển và tự hủy. Việc nghiên cứu chế tạo phải được thực hiện ngay
hôm nay, vì đó là khả năng phòng thủ mạnh mẽ của tương lai.
|
Máy bay SU 27 sử dụng tên lửa chống tầu bảo vệ vùng biển. |
Phương án phòng thủ cao nhất là tấn
công, đối với các lực lượng đối phương có công nghệ quốc phòng và tiềm
năng quân sự lớn, nguyên tắc sống còn trong tấn công vẫn là cơ động
nhanh, bí mật, bất ngờ, sử dụng chiến thuật tập kích bí mật, các đòn tấn
công dồn dập từ nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực,
chú trọng tập trung các phương tiện hỏa lực như không quân hải quân,
xuồng phóng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu tập trung vào một mục tiêu là
phương thức chủ yếu để chống lại các hạm tầu hiện đại.
Các đòn tấn công có thể diễn ra
trực tiếp, với mục tiêu là các chiến hạm hoặc tầu ngầm, nhưng cũng có
thể gián tiếp bằng các lực lượng đặc nhiệm hải quân, như tầu ngầm hải
quân đánh tiêu diệt các đoàn tầu quân sự vận tải, máy bay cường kích
hoặc lực lượng đặc nhiệm hải quân đánh các căn cứ quân sự trên đất liền
của đối phương hoặc trên đảo, trên tầu sân bay.
|
Tầu tuần biển sử dụng tên lửa chống tầu. |
Trịnh Thái Bằng