CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Philippines ‘vỡ mộng’ với trực thăng mà Việt Nam chê

Sau khi Việt Nam từ chối mua trực thăng W-3A Sokol của Ba Lan, Philippines là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua loại trực thăng này nhưng lại sớm phải “vỡ mộng”.
Tổng thống Philippines đã yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này lập báo cáo về thông tin trực thăng W-3A Sokol mua của Ba Lan không thể trang bị vũ khí lên được.
Giới quân đội Philippines tỏ ra không hài lòng với khả năng của trực thăng đa năng W-3A Sokol mua của Ba Lan, nó không phải là một trực thăng “đa năng” đúng nghĩa như trong quảng cáo. Vụ bê bối này đã tới tai Tổng thống Philippnies Benigno Aquino và ngày 22/7/2013 ông đã chất vấn quân đội nước này rằng: “Việc sử dụng một trực thăng có vũ trang để làm gì khi mà chúng ta không thể sử dụng khẩu súng của nó”.


Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết, việc mua trực thăng W-3A đã được quyết định từ trước đó và những chiếc trực thăng này không thể sử dụng trong chiến đấu. Ông nói: “Tôi hiểu rất rỏ về chiếc trực thăng này vì tôi là một sĩ quan quân đội, bạn phải loại bỏ các khẩu súng trước khi muốn đi vào bên trong, cửa vào quá hẹp”.
Theo các phương tiện truyền thông Philippines những người thường xuyên sử dụng trực thăng W-3A đã phàn nàn về tính năng của trực thăng này trong đó nổi bật là vấn đề cửa của trực thăng này quá hẹp không thể gắn súng máy 7.62 mm M60D như các loại trực thăng đa năng tiêu chuẩn khác.
Trực thăng W-3A Sokol của Ba Lan.
Việc gắn súng máy lên bên ngoài cửa lên xuống của trực thăng khiến việc lên xuống và bốc dỡ hàng hóa trở nên vô cùng khó khăn trong một số trường hợp còn không thể đưa hàng lên hoặc xuống được. Nói cách khác, W-3A không thể phục vụ cho các hoạt động quân sự mặc dù nó có thể chở theo 11 binh lính.
Philippines đã mua 8 chiếc trực thăng đa năng W-3A Sokol trị giá 77 triệu USD do nhà máy PZL-Świdnik của Ba Lan, nay thuộc sở hữu của AgustaWestland Świdnik sản xuất cho chương trình trực thăng vũ trang đa tiện ích của Không quân nước này. Hợp đồng được ký kết vào tháng 8/2009 dưới thời của chính quyền Tổng thống Macapagal-Arroyo cùng với sự tham gia tích cực của Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Norbert Gonzalez.
Hợp đồng sau đó đã gây nhiều ngạc nhiên cho giới quân đội Philippines, trực thăng W-3 mà họ mua là biến thể bị giới hạn trong một số nhiệm vụ, được xem là sản phẩm loại 2 trên thị trường. Philippines là khách hàng nước ngoài đầu tiên của trực thăng W-3A sau khi Việt Nam và Iraq đã từ chối mua loại trực thăng này vào năm 2004.
Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Voltaire Gazmin cho biết, khi ông nhận chức vào tháng 7/2010, hợp đồng đã được thực hiện và ông phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với đối tác. Các trực thăng W-3A mới đã được chuyển giao cho Philippines trong giai đoạn từ tháng 2/2012-2/2013.
W-3A được kỳ vọng sẽ thay thế xứng đáng vai trò của trực thăng đa năng UH-1 đã già cỗi. Tuy nhiên, mặc dù mới đưa vào sử dụng nhưng W-3A đã bộc lộ khá nhiều lỗi kỹ thuật, việc không thể gắn vũ khí chỉ một trong các vấn đề nghiêm trọng đối với trực thăng này.
Đầu tháng 7/2013 đã xảy ra một vu bê bối lớn liên quan đến chất lượng của trực thăng W-3A. Chiếc trực thăng W-3A mang số hiệu 310.925 được điều động chở Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines tướng Emmanuel Batista đến căn cứ không quân Aguinaldo để dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Không quân Philippines đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp vì lỗi kỹ thuật.
Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã đặt câu hỏi đối với việc ký kết hợp đồng mua trực thăng này, ông nói: “Khi bạn là một người lính đang xông pha giữa chiến trường và khẩu súng được lắp đặt trên trực thăng buộc phải tháo dỡ và không thể bắn để chi viện hỏa lực. Không thể hiểu được tại sao hợp đồng lại được ký kết? Tại sao nó lại được phê duyệt như một vấn đề ưu tiên của quân đội”.
Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết thêm, cơ quan của ông đang xem xét truy tố các quan chức đã quyết định mua trực thăng này mà không hiểu rõ các yêu cầu của Không quân Philippines. W-3A chỉ được sử dụng như một trực thăng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn mà thôi.
Bộ Quốc phòng Philippines buộc phải lên kế hoạch mua trực thăng tấn công mới và chắc chắn PZL-Świdnik sẽ không còn nằm trong danh sách được chọn. “Chúng tôi đang nghiên cứu các thương hiệu khác của trực thăng tấn công” Bộ trưởng Gazmin đã nói. Phía nhà sản xuất PZL-Świdnik vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về những phàn nàn chất lượng trực thăng W-3A của Philippines.
(Seatimes)

Không có nhận xét nào: